Tại sao hầu như ai cũng đang theo dõi VALORANT?
Trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhất của Riot đã ra mắt phiên bản Closed Beta từ hồi đầu tháng Tư và giành luôn kỷ lục với số giờ xem nhiều nhất của một tựa game trong 1 ngày với gần 34 triệu giờ theo dõi. Peak view cùng ngày cũng ghi nhận 1,7 triệu lượt, chỉ đứng sau CKTG 2019.
Tiếp nối thành công của Closed Beta, đến hết ngày 29 tháng 5, đã có hàng loạt giải đấu Esports lớn của VALORANT xuất hiện như ESPN Esports Valorant Invitational, 100 Thieves Valorant Invitational, Fnatic Valorant Open Tournament và Twitch Valorant European Showdown.
Vậy làm cách nào một tựa game thậm chí còn chưa ra mắt bản chính thức đạt được các cột mốc này?
- Hưởng lợi cực lớn từ beta VALORANT nhưng treamer Summit1g tỏ ra thờ ơ trong ngày game ra mắt chính thức
- VALORANT: Hướng dẫn làm chủ Reyna – nhân vật đặc biệt dành cho những người chơi thích solo gánh đội
Trong vòng 3 năm trở lại đây, có hai tựa game đã và đang thống trị FPS (không tính những tựa game Battle Royale như Fortnite) là Overwatch của Blizzard và CS:GO của Valve. Nhưng nhìn nhận một cách thực tế thì cả hai khó có thể tiến quá xa.
Overwatch thì có tốc độ nhanh đến chóng mặt. Nếu bạn chưa chơi một tựa game nào như Overwatch trước đó mà xem một trận đấu chuyên nghiệp Overwatch, rất có thể bạn sẽ không thể bắt kịp những gì đang diễn ra.
Mặt khác, CS:GO có lối chơi chiến thuật, thực tế và tương đối chậm. Ở cấp độ cạnh tranh cao nhất, các round đấu thường được quyết định bởi vị trí và chiến lược vượt trội hơn là thời gian phản ứng và khả năng nhắm mục tiêu tốt. Do đó, các đội dành nhiều thời gian để di chuyển vào vị trí trước khi cuộc chiến bắt đầu.
Giờ là lựa chọn thứ 3: VALORANT. Tựa game này có thể trở thành trò chơi FPS hay nhất trong thời gian tới.
Valorant là một game bắn súng chiến thuật 5v5, và về cơ bản là một bản sao CS:GO về lối chơi cốt lõi, nhưng có thêm các nhân vật và kỹ năng riêng như Overwatch. Các trận đấu sẽ diễn ra theo thể thức Bo25, với đội chiến thắng chạm được mốc 13 trận trước. Một đội tấn công trong khi đội kia phòng thủ, cứ 12 rounds trôi qua thì hai đội sẽ đổi bên. Hiện tại thì chỉ có chế độ chơi Defuse (đánh bom) được xuất hiện. Đội tấn công sẽ tìm cách đặt bom trong một khu vực nhất định. Trong khi đó đội phòng thủ phải tìm cách ngăn chặn điều này.
Bên cạnh đó, nếu một trong hai đội hạ gục cả 5 thành viên mà chưa kịp đặt bom thì đội đó sẽ giành chiến thắng. Còn nếu đội phòng thủ đã đặt bom và bị tiêu diệt cả 5 thành viên, đội tấn công sẽ phải tìm vị trí quả bom và gỡ trước khi phát nổ.
Hiện tại có 11 nhân vật, hay trong trò chơi gọi là các đặc vụ. Mỗi nhân vật trong vai trò cụ thể như: Initiator (khai màn), Controller (kiểm soát), Duelist (tay đôi), và Sentinel (canh gác), với những khả năng riêng biệt. Mỗi nhân vật có 3 kỹ năng cùng với 1 chiêu cuối (khá giống các tựa game MOBA nổi tiếng). Các kỹ năng tương đối đa dạng, từ tạo ra bom khói, thả lựu đạn hay camera gián điệp cho tới các hiệu ứng gây sát thương như Cocktail Molotove, mũi tên xuyên pha và lựu đạn axit.
Một số khả năng ảo diệu hơn như chiêu cuối của Omen có tên From the Shadows, về cơ bản sẽ là khả năng dịch chuyển tức thời trên bản đồ, hay chiêu cuối của Sova – Hunter’s Fury, có khả năng bắn ra 3 tia năng lượng có sát thương lớn có thể xuyên tường và bay xuyên bản đồ, đánh dấu bất cứ thứ gì mà chúng bay qua. Nhưng ngay cả những kỹ năng này cũng không có khả năng tác động lớn đến trò chơi như một số chiêu cuối trong Overwatch, tiêu biểu như chiêu của Zarya như Graviton Surge và Genji’s Dragonblade.
CS:GO đem lại lối chơi bắn súng thông thường trong khi Overwatch dường như làm quá bằng cách đưa vào trò chơi quá nhiều kỹ năng bá đạo. Kết quả là VALORANT đang khắc phục hầu hết những yếu điểm này và đem về cho mình hàng loạt lời khen ngợi từ game thủ và người theo dõi.
Với khả năng giải quyết những vấn đề lớn nhất của CS:GO, đó là thêm một lớp chiến lược khác giúp tăng tốc độ trận đấu, vừa thú vị để xem và vẫn được đánh giá cao. Đồng thời, các kỹ năng cũng không quá mạnh để định đoạt trò chơi như trong Overwatch. Kết quả cuối cùng là chúng ta có được một trò chơi có thể dễ tiếp cận, ngay cả đối với những người chơi chưa từng chơi Valorant trước đây cũng vô cùng thích thú khi xem.
“Khi bắt đầu xây dựng một game bắn súng chiến thuật, chúng tôi nhận ra cơ hội để đưa các kỹ năng vào đó. Kỹ năng này tăng tính linh hoạt của trò chơi, với các kịch bản sáng tạo để điều hướng và giải quyết trong thời gian thực“, trưởng nhóm thiết kế VALORANT ông Trevor Romleski chia sẻ với ONE Esports. “Thông thường, cơ chế kỹ năng trong dòng game FPS cung cấp một chút khả năng counterplay (khắc chế). Đối với VALORANT, chúng tôi cho phép những khoảnh khắc sáng tạo này xuất hiện mà không ảnh hưởng gì đến màn đấu súng giữa 2 đội“.
Dưới đây là đoạn clip của cựu tuyển thủ CS:GO Tyler “Skadoodle” Latham khi anh xử lý chiêu thức của Omen với màn 1v4 đỉnh cao. Những kỹ năng cho phép VALORANT tạo ra nhiều điều sáng tạo – thứ không thể tìm thấy ở CS:GO.
Còn đây là ví dụ của việc sử dụng Mũi tên của Sova để tạo ra một pha clutch cực ngầu.
Không giống như CS: GO, về cơ bản vẫn giữ nguyên kể từ khi ra mắt, các đặc vụ Valorant cho phép trò chơi phát triển theo thời gian với các kỹ năng mới và chiến lược mới. Và không giống như Overwatch, hiện có tổng cộng gồm 32 anh hùng khiến nhiều người đánh giá nó giống với MOBA hơn là FPS, Riot đang thực hiện một cách tiếp cận cẩn thận hơn cho việc thêm các nhân vật. Chỉ với 11 cái tên lúc này, việc làm quen cũng như thành thục các đặc vụ sẽ dễ dàng hơn.
“Các đặc vụ tạo ra những thử thách trong trò chơi; chúng tôi đã có rất nhiều cuộc trò chuyện về những gì hoạt động trong lối chơi chiến thuật và những gì không nên mang đến”, Romleski nói. “Chơi trò chơi có tính đầy đủ và mang màu sắc đồng đội là rất quan trọng, chúng tôi vẫn đang cố tìm ra thêm những cách thức phù hợp để khai thác các nhân vật trong một game bắn súng chiến thuật. Chúng tôi đã có rất nhiều khoảnh khắc vui nhộn, có lúc chúng tôi đã thử một khả năng nghe có vẻ tuyệt vời trên lý thuyết, nhưng hóa ra hoàn toàn hề tốt với trò chơi.“