Ở thời điểm hiện nay khi công nghệ phát triển vượt bậc, lĩnh vực thể thao điện tử đang là một trong những sự lựa chọn được ưu tiên của giới trẻ hiện nay. Sự nổi tiếng của các tuyển thủ hay sự thành công của các streamer như Độ Mixi, Shroud… liệu có dễ dàng như bạn nghĩ?
Làm việc trong lĩnh vực esports liệu có đồng nghĩa với sự nổi tiếng, khối tài sản khổng lồ và đơn giản chỉ là chơi game và kiếm tiền? Dưới đây là năm quan niệm sai lầm về công việc trong lĩnh vực thể thao điện tử:
5. Những người làm việc trong ngành công nghiệp thể thao điện tử đều còn trẻ và thiếu kinh nghiệm
Trò chơi điện tử từ thường gắn liền với trẻ em nhưng khi nói đến việc hoạt động trong lĩnh vực thể thao điện tử sẽ có rất nhiều người ở độ tuổi 2-30 tuổi thậm chí hơn đang làm việc. Các công việc liên quan đến thể thao điện tử cũng đòi hỏi các cấp độ quản lý, lãnh đạo, huấn luyện, tiếp thị và sự kiện… và các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm.
Ví dụ, Giám đốc điều hành của Team Secret, John Yao thực sự có kiến thức sâu rộng về tư vấn quản lý. Trong một cuộc phỏng vấn với ONE Esports, anh ấy mô tả các CEO thể thao điện tử là trung gian cho các game thủ, cũng như khía cạnh chuyên nghiệp và kinh doanh của ngành.
Với việc thể thao điện tử đang mở rộng nhanh chóng, nhiều tổ chức đang bắt đầu mở rộng đầu tư vào các công việc như quản lý thể thao điện tử, phát triển trò chơi… do đó làm cho ngành này bền vững hơn.
4. Làm việc trong esports có nghĩa là bạn chơi game cả ngày
Nếu bạn là một tuyển thủ chuyên nghiệp hoặc một streamer thì điều này có thể đúng nhưng đó là một quan niệm sai lầm khi cho rằng mọi người làm việc trong lĩnh vực thể thao điện tử đều có thể chơi cả ngày.
Nhiều chuyên gia thể thao điện tử thường bận rộn với việc viết, tạo và chỉnh sửa nội dung cũng như phân tích và xem xét các nhóm trò chơi, sắp xếp người chơi và đội hoặc quản lý các sự kiện thể thao điện tử.
Ví dụ: nhà quan sát Valorant chuyên nghiệp Nicolas “Yehty” Tesolin chia sẻ cùng ONE Esports rằng trong các tuần phát sóng cho Valorant Challengers Tour, anh ấy thực sự không có thời gian nghỉ ngơi chứ chưa nói đến có thể chơi game. Một sự kiện thể thao điện tử lớn như VCT có thể kéo dài từ 6 đến 10 giờ mỗi ngày và sẽ diễn ra trong vài ngày và thậm chí vài tuần.
- Facebook Gaming đạt kỷ lục về lượng người xem trong tháng 7
- Valorant: Game thủ làm lại map IceBox bằng Unreal Engine 5 đẹp mê hồn
3. Bạn phải đạt thứ hạng cao nhất trong tất cả các trò chơi cạnh tranh
Nếu bạn là một tuyển thủ chuyên nghiệp, điều này sẽ đi kèm với mô tả công việc. Tuy nhiên với những người làm việc trong lĩnh vực báo chí, truyền thông hay streamer thì sao? Họ vẫn phải biết các kỹ năng liên quan đến các trò chơi mà họ đang trực tiếp làm việc. Những kỹ năng đó thậm chí cũng phải ở mức độ chuyên nghiệp, đây là điều bắt buộc.
Kỹ năng tuyệt vời có thể có được một lượng người xem tiềm năng lớn đối với streamer. Tuy nhiên, người xem có thể lựa chọn các nội dung có luồng giải trí cao hơn. Ví dụ: Alodia Gosiengfiao thường livestream các nội dung về Tốc Chiến. Tuy nhiên, lượng người xem của cô đa phần đến từ việc cô là một người có tầm ảnh hưởng, một cosplayer, người mẫu và là một trong những chủ sở hữu của Tier One Entertainment.
Cần phải có trình độ thông thạo chuyên môn đối với các tựa game esports, tuy nhiên, không phải ai cũng phải là Tyson “TenZ” Ngo hoặc Lee “Faker” Sang-hyeok. Các kỹ năng khác cũng cần thiết để duy trì hệ sinh thái của thể thao điện tử.
2. Nếu bạn là nữ làm việc trong lĩnh vực thể thao điện tử, bạn chỉ có thể là một streamer?
Khi một người phụ nữ làm việc trong lĩnh vực thể thao điện tử, họ có thể lựa chọn các công việc khác nhau như dẫn chương trình, bình luận viên… nhưng có một quan niệm sai lầm rằng công việc duy nhất mà con gái có thể đảm nhiệm đó là streamer. Nhiều người phụ nữ cũng làm việc trong lĩnh vực phát thanh, điều hành giải đấu, PR và tiếp thị, báo chí, cũng như các vị trí quản lý và điều hành…
Ví dụ như Heather “sapphiRe” Garozzo tại VCT Stage 2 Masters: Reykjavik, sự hiện diện của cô ấy mang tư cách là một trong những quan sát viên thể thao điện tử cho sự kiện này.
1. Là một nghề dễ kiếm tiền
Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất của ngành công nghiệp thể thao điện tử là làm việc trong lĩnh vực này có thể dễ dàng kiếm tiền. Những người nổi tiếng như Shroud sở hữu máy bay phản lực riêng và vận động viên thể thao điện tử mua xe đua của riêng họ là điều có thật, nhưng những cá nhân này là 1% của toàn bộ hệ sinh thái.
Giống như bất kỳ ngành công nghiệp nào, số tiền bạn kiếm được từ esports phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như vị trí của bạn, công ty bạn làm việc, đạo đức làm việc của bạn và cách bạn làm việc trên bậc thang công việc esports.
Ngành công nghiệp thể thao điện tử đang có nhịp độ phát triển cực kỳ nhanh. Bất kể bạn giữ công việc gì, luôn phải có một sự quan tâm thực sự với nghề. Bạn cần cập nhật các trò chơi, sự kiện, người chơi, thương hiệu, số liệu thống kê…
Về cốt lõi, thể thao điện tử được thúc đẩy bởi cộng đồng và niềm đam mê. Bất chấp tất cả những khó khăn của nó, các chuyên gia thể thao điện tử rất hạnh phúc khi biến thứ từng là một sở thích thành một trong những nghề nghiệp thú vị nhất cho đến nay.
XEM THÊM: Cộng đồng tiếc thương với sự ra đi đột ngột của nữ diễn viên lồng tiếng cho Sivir