Có thể nói rằng VALORANT đã có một khởi đầu vô cùng thuận lợi sau khi mới được ra mắt. Riot đã thực sự thành công khi xây dựng được một tựa game FPS của riêng họ và mang đến cho người chơi những trải nghiệm hoàn toàn mới cùng VALORANT.

Trò chơi ngay khi ra mắt đã thu hút được sự quan tâm của một số lượng lớn người chơi, các giải đấu chuyên nghiệp đầu tiên cũng đã được Riot tổ chức và tương đối thành công. Valorant cũng là tựa game được nhiều streamer trền nền tảng Twitch ưa thích và thu hút được nhiều lượt người xem các content về Valorant.

Dù Riot đang cố gắng từng ngày để đưa Valorant trở thành một tựa game được mọi người ưa thích, vẫn có những yếu tố mà người chơi thực sự cần Riot thêm vào để có được những trải nghiệm chơi game tốt hơn.

Chọn Map

Credit: Riot Games

Hệ thống chọn map tự động của VALORANT thường ghép người chơi vào những bản đồ mà họ không quen thuộc hoặc không ưa thích. Hệ quả của vấn đề này là số lượng lớn những người chơi đã chọn thoát trận và để lại trải nghiệm không tốt cho những người còn lại.

Với việc ra mắt hệ thống chọn map, người chơi sẽ có cơ hội được thoải mái thi đấu ở bản đồ sở trường của mình. Hệ thống này sẽ kéo dài thời gian tìm trận hơn mức bình thường nhưng có lẽ, các game thủ sẽ nhanh chóng quen với điều này hơn là việc họ phải AFK và chịu những hình phạt từ hệ thống xử lý của Riot.



Hệ thống xử phạt AFK

Credit: Riot Games

Một vấn đề vô cùng nan giải đối với Riot khi họ cần phải xem xét việc xử phạt một cách hợp lý các trường hợp này. Trong mỗi game đấu Valorant thường sẽ có ít nhất một cho đến hai người chơi quyết định rời trận vì vô số các lí do và để lại sự khó chịu cho những người đồng đội.

Riot cũng nên chú ý là sẽ có những người chơi phải chơi game trong tình trạng mạng giật lag khiến họ bị văng game và không thể tiếp tục ván đấu. Nếu đưa ra những lệnh cấm đối với những trường hợp này thì sẽ là một thiệt thòi lớn giành cho họ. Game thủ cũng đưa ra ý kiến rằng nếu có người chơi AFK trong đội, sau 5 phút, các thành viên còn lại có thể lựa chọn đầu hàng hoặc thoát game mà không bị trừ điểm hay nhận bất kỳ hình phạt nào.

Riot có lẽ sẽ cần phải lưu ý nhiều đến vấn đề này để vừa có thể thu hút người chơi mới, vừa có thể giữ chân những người chơi trung thành của mình.

Replay

Credit: Riot Games

Replay là hệ thống cần thiết trong game và cho phép người chơi theo dõi lại những tình huống mà họ chưa thể để ý kỹ trong game. Trong tựa game LMHT, người chơi có thể download các video ghi lại cả trận đấu và theo dõi từng chi tiết diễn ra trong ván đấu đó. Các tựa game FPS khác như Overwatch hay CS:GO đều có những hệ thống tương tự.

Các video xem lại sẽ phục vụ cho 2 mục đích chính. Đầu tiên, các video này có thể giúp người chơi biết được họ mắc sai lầm ở đâu, khắc phục những lỗi di chuyển của bản thân hoặc của đồng đội. Theo dõi các tình huống replay còn giúp bạn phán đoán được các lối di chuyển của địch hoặc học hỏi những vị trí hay của những người chơi khác.

Thứ hai, bạn có thể recap lại những pha thi đấu highlight của mình trong ván đầu và khoe khoang với những người bạn của mình trên mạng xã hội hoặc chia sẻ với cộng đồng game. Hi vọng rằng Riot sẽ sớm bổ sung hệ thống xem lại này trong tương lai.

Đặc vụ mới với khả năng hồi máu

Credit: Riot Games

Cơ chế hồi máu cho các đặc vụ trong Valorant là một điểm vô cùng đặc biệt của tựa game này so với các game FPS thông thường khác. Tuy nhiên, số lượng đặc vụ hiện có khả năng hồi máu trong game là tương đối ít (chỉ có 2 cái tên là Sage và Skye). Với số lượng ít ỏi này, người chơi sẽ dễ dàng tìm cách khắc chế 2 đặc vụ này và lớp nhân vật hồi máu trong game sẽ không còn được ưa chuộng nữa.

Việc ra mắt thêm các đặc vụ có khả năng hồi máu sẽ giúp Valorant có thêm nhiều lựa chọn hơn cho các người chơi. Những cơ chế hồi máu khác nhau có thể được Riot phát triển thêm để đa dạng hóa lối chơi cho các đặc vụ của mình trong tương lai.

XEM THÊM: Leo rank thần tốc bằng combo ‘phế’ nhất VALORANT